Tạp chí văn hóa

Auteur(s): RFI Tiếng Việt
  • Résumé

  • Sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, đặc biệt là tại Pháp và Việt Nam

    France Médias Monde
    Voir plus Voir moins
Épisodes
  • Những khúc Xuân Ca trong làng nhạc cổ điển
    Feb 1 2025
    Nhà soạn nhạc người Ý Antonio Vivaldi không phải là kẻ si tình duy nhất trao trọn trái tin cho Nàng Xuân. Bản Symphonie số 1 của nhạc sĩ người Đức Robert Schumann cũng mang tên Xuân. Trong sự nghiệp ngắn ngủi, nhạc sĩ dương cầm Mendelssohn đã để lại cho hậu thế khúc Xuân Ca. Vũ điệu mùa Xuân của tác giả người Pháp Debussy là sự vui tươi trong một ngày mới. Nhịp điệu dồn dập, thôi thúc trong Lễ Đăng Quang Mùa Xuân của Stravinsky hừng hực nhựa sống. Ý xuân trong những khúc xuân caNhưng đâu cần phải mang tên Xuân mới là là hơi thở mùa xuân. Nhạc phẩm Die Moldau mang tên con sông Vltava chảy qua thành phố Praha, Tiệp Khắc đã trở một trong những biểu tượng lớn nhất của Mùa Xuân nhờ nhà soạn nhạc Bedrich Smetana (1824-1881).Vlatava là con sông dài nhất, hơn 430 km, của Tiệp Khắc và dưới thời kỳ còn bị vương quốc Áo đô hộ, con sông được biết đến nhiều hơn dưới tên gọi là dòng Die Moldau. Nhạc sĩ Smetana năm 1874, trên đỉnh cao danh vọng, đã mang hết bầu nhiệt huyết để soạn một tuyển tập nhạc gồm 6 bản, mà trong đó Die Moldau được biết đến nhiều hơn cả. Khúc nhạc này nổi tiếng nhờ giai điệu du dương, bay bổng nhẹ nhàng với một vài nốt nhạc dễ nghe, dễ nhớ. Dường như giai điệu ấy bắt nguồn từ một bài hát dân gian, đậm tình dân tộc của người dân sứ Tiệp. Nhưng không chỉ có thế. Trong tác phẩm này Smetana thả bước theo hai dòng suối nhỏ ở thượng nguồn sâu thẳm trong vùng Bohemia : hai mạch nước quấn vào nhau thành một con sông nấp mình trong rừng sâu, đem nước sống tưới mát đồng cỏ, làng quê, vươn ra đến thành phố trước khi hòa nhập vào với con sông lớn Elbe … Trong suốt hành trình đó, có tiếng suối reo, có đám cưới đồng quê, có ánh trăng vàng… Nước có lúc hiền hoà, khi thì cuồng nhiệt siết chảy như như thác đổ …Khát vọng tự doNhạc sĩ Bedrich Smetana sinh ra trong một gia đình đông con tại thị trấn Litomysl vùng Bohemia Tiệp Khắc. Là một người có tinh thần yêu nước cao, ông sớm sáng tác những khúc quân ca, hòa mình với cuộc nổi dậy năm 1848 bùng lên tại Praha. … Smetana cũng đã trải qua một thời gian dài ở Thụy Điển trước khi về điều hành trường nhạc và một nhà hát ở thủ đô Tiệp Khắc… Từ thập niên 1860 ông ấp ủ dự án sáng tác một tập nhạc với những bài ca yêu nước. Năm 1874 ông bắt đầu soạn tuyển tập lấy tên là Ma Vlast, Tổ Quốc Tôi. Trong nhạc phẩm Die Moldau Smetana mượn hình ảnh con sông hiền hòa để nói lên khát vọng tự do của cả một dân tộc. Cũng chính vì thế mà bản nhạc này luôn đồng hành với người dân Tiệp Khắc trong mỗi cuộc đấu tranh : Thập niên 1940, Die Moldau là biểu tượng kháng chiến của người dân Tiệp chống Đức Quốc Xã. Nhạc phẩm này hành với phong trào nổi dậy Mùa Xuân Praha năm 1968 chống lại bàn tay sắt của Liên Xô. Cũng ca khúc này trở thành biểu tượng của cuộc Cánh Mạng Nhung 1989 lật đổ chế độ Cộng Sản.Từ năm 1946 bản Die Moldau luôn là tác phẩm đầu tiên trỗi lên vào mỗi lễ hội âm nhạc Festival Mùa Xuân Praha, được tổ chức đúng ngày giỗ nhạc sĩ Bedrich Smetana 12 tháng 5 hàng năm. Tháng 5 ở Tiệp vẫn còn là mùa xuân…Vỗ cánh chim bayChim hót trên cành hay con chim rời tổ cũng là biểu tượng của mùa xuân. Phải chăng vì thế mà nhạc phẩm ít được biết đến The Lark Ascending của nhà soạn nhạc người Anh Raph Vaughan Williams (1872-1958) được xem là một trong những khúc xuân ca độc đáo nhất. Đến với tác phẩm này, ta không khỏi nghĩ đến bài thơ của Huy Cận được sáng tác năm 1964 : « Con chim chiền chiệnBay vút, vút caoLòng đầy yêu mếnKhúc hát ngọt ngào (…)Con chim chiền chiện,Hồn xanh quê nhàSáng nay lại hót,Tưng bừng lòng ta » Được xem là một trong những nhà soạn nhạc có ảnh hưởng lớn nhất của Anh Quốc ở nửa đầu thế kỷ XX, Raph Vaughan Williams lấy nguồn cảm hứng từ hình cảnh con chim rời tổ, tự do bay lượn, ca hát trên trời cao khi ông sáng tác bản concerto The Lark Ascending. Tiếng vĩ cầm ở đây thánh thót như tiếng chim, « vút, vút cao » để một ngày nào nó « tung cánh chim tìm về tổ...
    Voir plus Voir moins
    9 min
  • “Ngày xưa” trong nghệ thuật kịch Pháp-Việt ngày nay
    Jan 31 2025
    “Thuở ấy, chưa có gì được sinh ra, thế gian còn hỗn độn. Thế rồi trời đất phân đôi, mặt trăng mặt trời được sinh ra, và Con người xuất hiện. Họ đã phải đấu tranh cho vùng đất của mình, với sự giúp đỡ của Đức Phật”. Vở kịch Ngày xưa bắt đầu như vậy, theo lời dẫn nhập của người kể chuyện, tại nhà hát của trường quốc tế Pháp Alexandre Yersin, tại Hà Nội, ngày 22/09/2024. Thế nhưng đội ngũ nghệ sĩ chuyên nghiệp gốc Việt và Pháp đã giới thiệu câu chuyện theo cách nhìn độc đáo, kết hợp sân khấu truyền thống với kịch hiện đại, thêm những yếu tố hài hước "nhằm mục đích giao thoa hai nền văn hóa thông qua ngôn ngữ, truyền thống âm nhạc và thẩm mỹ quan của họ”.Nhóm nghệ sĩ ATH đã chuyển thể thành sân khấu ba sự tích dân gian Thần trụ trời, Con rồng cháu tiên và Sự tích trầu cau được trích từ cuốn Đầm Nhất Dạ và các truyền thuyết khác của Việt Nam của nhà văn Trần Huy Minh. Cả ba câu chuyện mang đậm tính truyền thuyết và có một điểm chung nổi bật : sự kết hợp giữa trí tưởng tượng, chủ nghĩa siêu thực và hiện thực. Trả lời RFI Tiếng Việt, đạo diễn người Pháp Quentin Delorme, người sáng lập xưởng ATH (Atelier théâtre de Hanoi - Drama and Arts Space), giải thích về lựa chọn này :"Khi mới đến Việt Nam (cách đây 15 năm), tôi rất quan tâm đến truyện cổ tích và thần thoại Việt Nam. Điều đầu tiên mà tôi thấy và đến giờ vẫn ám ảnh tâm trí là làm nghệ thuật như thế nào để nghệ thuật phổ cập hơn một chút. Khi đọc những câu chuyện đó, tôi từng bước khám phá thế giới đó, đồng thời so sánh với truyện cổ tích ở những nước khác. Ví dụ truyện đầu tiên - Thần Trụ trời - trong vở kịch, nói về Trái đất được hình thành như thế nào. Tôi rất ấn tượng : Làm thế nào mà cùng lúc, ở những nơi khác nhau trên thế giới, người ta lại tưởng tượng ra được gần như giống nhau về cách trời đất được hình thành, dù từ ngữ khác nhau. Cho nên tôi rất chú ý đến việc có thể sử dụng những câu chuyện cổ tích Việt Nam như thế nào, khiến chúng được phổ biến rộng rãi hơn, tới mọi lứa tuổi, để họ thực sự thấy được tính phổ quát này vượt qua cả phạm vi Việt Nam, nói về nhân loại nói chung".Cách dẫn chuyện độc đáoBa câu chuyện riêng lẻ lần lượt được mở ra và cùng nhau cộng hưởng, được xâu chuỗi qua lời người dẫn chuyện một cách rất tự nhiên. Nhưng vai trò của người dẫn chuyện không chỉ dừng ở đó mà còn có nhiều yếu tố bất ngờ. Đạo diễn Quentin Delorme cho biết ý tưởng đằng sau lựa chọn này :"Đối với tôi, người kể chuyện thực sự quan trọng trong câu chuyện bởi vì họ là một nhân vật đặc biệt không chỉ đơn thuần là một nghệ sĩ đến kể chuyện mà song hành cùng các nghệ sĩ giúp câu chuyện trở nên sống động. Ngoài ra, tôi thực sự thích nói về “sân khấu trong sân khấu”, cũng như ý tưởng người kể chuyện, đạo diễn và người tạo ra những câu chuyện đó, mang chúng đến với khán giả, giống như một đạo diễn trau chuốt chương trình và thổi hồn cho câu chuyện. Thông qua nhân vật người kể chuyện, thực sự còn có câu chuyện về "sân khấu trong sân khấu".Một điểm gây bất ngờ khác là những phân cảnh, lên đến cao trào, bỗng nhiên quay ngoắt trở lại với thế giới hiện đại, khiến khán giả ngỡ ngàng và bật cười, nhưng cũng suy ngẫm, liên tưởng câu chuyện trong quá khứ với thực tại. Ẩn ý đằng sau điểm độc đáo này là gì ?"Theo tôi, các câu chuyện cổ tích luôn được tái tạo theo kiểu chúng ta nói rằng những câu chuyện cách đây một hoặc hai thế kỷ không còn phù hợp với ngày nay. Cho nên phải rũ bỏ tư tưởng đó, khiến chúng trở nên hợp thời hơn và hấp dẫn hơn cho các thế hệ ngày nay, giúp họ biết rằng những câu chuyện này là hiện tại, chúng đang tồn tại và nói về chúng ta. Và việc đưa tất cả những yếu tố hiện đại vào cũng nhằm để nói rằng các câu chuyện cần thời gian để tạo dựng lại và để nói trong buổi diễn rằng chúng tôi ở đây để kể ...
    Voir plus Voir moins
    10 min
  • 150 năm nhà hát Garnier Paris : Ngôi nhà sáng tác tuyệt vời của các môn nghệ thuật sân khấu
    Jan 24 2025
    Năm 2025 đánh dấu 150 năm xây dựng Nhà Hát Opera Garnier, một trong những biểu tượng của Paris, là mái nhà chung của nhiều thể loại nghệ thuật sân khấu và cũng là chiếc nôi sáng tác của nhiều nghệ sĩ trên thế giới. Kiến trúc độc đáo của Nhà Hát Garnier là nguồn cảm hứng cho rất nhiều các công trình khác trên toàn thế giới, từ ở Úc đến Ukraina và mãi đến tận Brazil … Nhưng quen thuộc nhất với người Việt chúng ta là Nhà Hát Lớn ở Hà Nội, một phiên bản thu nhỏ của Opera Paris. Một dự án suýt chết yểuNgày 05/01/1875, sau 15 năm xây dựng với nhiều gian truân, Opera Garnier chính thức được khai sinh. Trong tiếng nhạc của khúc dạo đầu vở opera Guillaume Tell của nhạc sĩ người Ý, Gioachino Rossini, tổng thống Pháp Mac Mahon trịnh trọng đón 2.000 thượng khách từ khắp châu Âu đến dự lễ khánh thành Nhà Hát nhưng đã quên mời kiến trúc sư Charles Garnier, cha để của công trình đến dự. Charles đã phải tự mua vé vào cửa nhưng phải ngồi ở một góc khuất rất xa sân khấu. May mà có người nhận ra ông, nên Garnier cuối cùng đã có được một chỗ ngồi khả dĩ hơn.Ngược thời gian, năm 1860 Garnier đã đánh bại 170 đối thủ -mà trong đó có những tên tuổi lẫy lừng, như Viollet le Duc, để giành được dự án xây dựng Nhà Hát Lớn Paris. Đây là một kế hoạch của hoàng đế Napoléon III và đó phải là một công trình phản ánh quyền lực mềm của Nước Pháp. Charles Garnier khi đó mới 35 tuổi và chưa được mấy ai biết đến.Nhưng rồi Đệ Nhị Đế Chế Pháp sụp đổ sau thất bại ê chề trong trận đánh Sedan. Hoàng đế lưu vong Napoléon qua đời tại Luân Đôn năm 1873. Công trình xây dựng Nhà hát mà ông chủ xướng dở dang. Trong cuộc nổi dậy Công Xã Paris năm 1871 nhà hát đang xây dở thậm chí bị trưng dụng để chứa đạn dược và lương thực …1873 chẳng may opera trên con đường Le Pelletier, nơi các giới chức sang trọng của cả thủ đô Paris lui tới đã bị thần hỏa ghé thăm. Kinh đô ánh sáng cần có một nhà hát xứng tầm. Tổng thống Mac Mahon quyết định làm sống lại công trình mang tên kiến trúc sư Garnier. Cuối tháng 12/1874 Charles Garnier hoàn thành nhiệm vụ trong một thời gian ngắn kỷ lục 18 tháng. Một viên ngọc sáng của Kinh Đô Ánh SángNgay những giờ phút bắt đần ngự tọa giữa lòng Paris, nhà hát mang tên kiến trúc sư Garnier đã chinh phục công chúng từ mặt tiền bề thế cho đến cấu trúc của giàn sân khấu.Cuối thế kỷ 19 nhà hát Paris là nơi duy nhất được thiết kế với ý tưởng, tự thân công trình kiến trúc này đã là một dạng sân khấu để bắt mọi người phải dồn hết chú ý về đây. Ý tưởng táo bạo thứ hai của Garnier là dựng ngay ở bên trong nhà hát những bậc cầu thang uy nghi để cả Paris cùng biết rằng ai đã có vé mời đi xem và nghe những vở opera nổi tiếng của từ Bizet đến Wagner, từ Rossini đến Bellini…Khán giả Pháp còn nhớ mãi buổi trình diễn để đời của nữ danh ca người Hy Lạp, Maria Callas năm 1964 trong vai Norma của vở opera cùng tên do nhà soạn nhạc người Ý Vincenzo Bellini sáng tác năm 1831. Vở Norma được xem là một trong những tác phẩm « đẹp nhất » của dòng nhạc Opera Ý và khán giả Paris nổi tiếng là khó tính đã chờ đợi rất nhiều ở diva Maria CallasNơi khai sinh bản Boléro Cũng tại nhà hát Garnier, tháng 11 năm 1928 nhạc sĩ Maurice Ravel ra mắt công chúng lần đầu tiên bản nhạc Boléro. Trên sân khấu, vũ sư người Nga Ida Rubinstein thể hiện vai một cô gái gitane trên một chiếc bàn ở quán rượu trong làn điều boléro lập đi lập lại như nỗi ám ảnh dục vọng.Người khen, kẻ chê chẳng ngờ bản Boléro của Ravel trở thành một hiện tượng : Ma lực của tác phẩm phầm này lan rộng ra khắp hành tình. Đến này cứ trung bình 10 phút, đâu đó trên thế giới bản Boléro lại được trỗi lên trên sân khấu.Thánh đường của nghệ thuật Opera Garnier là điểm giao lưu của nhiều thể loại nghệ thuật sân khấu, là chiếc nôi sáng tác cho nhiều thế hệ : Trường dậy múa ba-lê lâu đời của Pháp được nhà vua Louis thứ XIV lập ra từ năm 1713 đã được chuyển hẳn về nhà hát Garnier cho mãi đến ...
    Voir plus Voir moins
    10 min

Ce que les auditeurs disent de Tạp chí văn hóa

Moyenne des évaluations de clients

Évaluations – Cliquez sur les onglets pour changer la source des évaluations.