Tạp chí xã hội

Auteur(s): RFI Tiếng Việt
  • Résumé

  • Những vấn đề xã hội Việt Nam và trên thế giới qua lăng kính RFI

    France Médias Monde
    Voir plus Voir moins
Épisodes
  • TGV - tàu cao tốc Pháp : Hơn 40 năm giữ kỷ lục thế giới
    Feb 7 2025
    Pháp sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong xây dựng đường sắt cao tốc. Đây là lĩnh vực mà Pháp có thế mạnh và Việt Nam có kế hoạch thực hiện trong khuôn khổ dự án lên đến 67 tỷ đô la với tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 1.541 km, tốc độ thiết kế 350 km/giờ. Hai nước đã ký Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực Giao thông-Vận tải nhân nhân chuyến công du Pháp của tổng bí thư-chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 03-07/10/2024. Hệ thống đường sắt hiện nay ở Việt Nam được xây từ thời Pháp thuộc. Tuyến xe lửa đầu tiên “Sài Gòn-Mỹ Tho được khởi công tháng 11/1881 và đưa vào sử dụng từ ngày 20/07/1885” (*). 130 năm sau, Việt Nam vẫn sử dụng đường sắt khổ 1.000 mm có từ thời đó. Tuy nhiên, kế hoạch xây dựng đường sắt cao tốc, sử dụng khổ 1.435 mm sẽ làm thay đổi hoàn toàn phương tiện giao thông trọng điểm này và góp phần chống biến đổi khí hậu, mà Việt Nam là một trong những quốc gia không phải là đảo bị tác động nghiêm trọng.TGV Pháp giữ kỷ lục tốc độ hơn 40 nămCũng trong suốt gần 1,5 thế kỷ này, ngành đường sắt Pháp phát triển không ngừng và vẫn giữ kỷ lục về tốc độ tàu cao tốc TGV (train à grande vitesse). Thực ra, Nhật Bản là nước tiên phong về tàu cao tốc khi vận hành tàu Shinkansen đầu tiên ngày 01/10/1964 nối Osaka và Tokyo có tốc độ 210 km/giờ. Tại châu Âu, Đức và Ý cũng lao vào cuộc đua tốc độ. Các kĩ sư Pháp thì như ngồi trên lửa.Năm 1970, kĩ sư Jean Bertin có tầm nhìn xa đã thử nghiệm thành công phát minh Aérotrain - tàu hàng không - được khởi động đầu thập niên 1960 và được coi là “anh cả” của tàu TGV hiện nay. Tàu chạy dọc theo đường ray riêng (monorail, hình chữ “T” ngược). Nhờ được trang bị động cơ máy bay, Aérotrain như lướt trên đường và lập tốc độ kỷ lục thế giới 430 km/giờ khi chạy thử ở phía bắc Orléans, tỉnh Loiret.Kĩ sư Jean Bertin giải thích : “Toa tàu được các đệm khí hỗ trợ và dẫn đường. Những đệm khí này được tạo ra bởi những chiếc quạt chạy bằng động cơ có công suất rất lớn. Và một khi có được lực nâng này, đoàn tàu có thể di chuyển với tốc độ xấp xỉ tốc độ mà chúng tôi mong muốn”.Năm 1974, công ty của Jean Bertin ký hợp đồng đầu tiên với chính phủ Pháp nối hai thành phố Cergy và La Défense, ở ngoại ô Paris. Nhưng chỉ một tháng sau, tổng thống mới Valéry Giscard d’Estaing hủy hợp đồng được ký dưới thời người tiền nhiệm Georges Pompidou vì chi phí quá cao. Trong chương trình “Những câu chuyện thế kỷ của bản tin thời sự 19/20 giờ” ngày 28/12/1999, đài truyền hình France 3 Orléans giải thích về “thất bại bị lãng quên” của Aérotrain :“Giấc mơ Aérotrain sớm vấp phải thực tế : chi phí quá cao, các vấn đề về cơ sở hạ tầng nhưng trên hết là sự cạnh tranh trực tiếp từ tàu cao tốc TGV. Chính phủ đã chọn đầu tư vào TGV, được coi là thực tế hơn và ít rủi ro hơn. Năm 1977, sau nhiều năm thử nghiệm và hy vọng không trọn vẹn, cuộc phiêu lưu của Aérotrain chấm dứt”. Kĩ sư Jean Bertin qua đời một năm sau đó vì ung thư.Để tiếp tục cuộc đua với Nhật Bản, công ty đường sắt quốc gia Pháp SNCF đặt cược vào Turbotrain, một công nghệ cũng được nhiều nước sử dụng. Mỗi động cơ được trang bị hai tua bin chạy bằng khí đốt. Thế nhưng người anh thứ hai của TGV hiện nay cũng bị cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 quật ngã. Tuy nhiên, thành công của Turbotrain đã mở đường cho những nghiên cứu về tàu chạy bằng điện, hiện đại hơn, sang trọng hơn để có thể cạnh tranh với những phương tiện mới, như máy bay, ô tô... nhanh hơn, tiện lợi hơn, không ngừng bùng nổ sau Thế Chiến II. Các kĩ sư của SNCF muốn biến TGV như “sấm trời” (tonnerre de Dieu), theo giải thích của nhà sử học Clive Lamming, chuyên về lịch sử đường sắt, với trang Le Monde ngày 20/04/2018 :“Một số kỹ sư đam mê tốc độ ở SNCF đã thực hiện một thử nghiệm vào năm 1955 với tốc độ 331 km/giờ ở Landes. Thử nghiệm thành công và chứng minh rằng tàu có thể chạy nhanh và cũng sẽ cứu được ngành đường sắt ở ...
    Voir plus Voir moins
    10 min
  • Đông Nam Á – “thiên đường” của các đường dây lừa đảo xuyên biên giới
    Feb 5 2025
    Trong những năm gần đây, Đông Nam Á đã trở thành một điểm nóng của các hoạt động tội phạm có tổ chức, đặc biệt là đường dây lừa đảo trực tuyến, chủ yếu do các băng nhóm có tổ chức Trung Quốc cầm đầu. Nhiều người bị dụ dỗ, cưỡng bức đến làm việc tại các trung tâm lừa đảo ở Miến Điện, Cam Bốt, để đi lừa đảo những người cả tin khác, bằng những thủ đoạn công nghệ tinh vi. Hồi đầu tháng 1/2025, một vụ việc gây chấn động dư luận Trung Quốc và khu vực liên quan đến nam diễn viên Trung Quốc Vương Tinh Việt (Wang Xing). Theo truyền thông Trung Quốc, Vương Tinh Việt rời khỏi Trung Quốc đến Thái Lan theo một lời mời tham gia quay phim. Tuy nhiên, sau đó anh mất tích tại Mae Sot, một thị trấn biên giới giữa Thái Lan và Miến Điện.Sau khi điều tra, cảnh sát Thái Lan xác nhận rằng nam diễn viên Trung Quốc này là nạn nhân của một đường dây buôn người. Trong một video do truyền thông Trung Quốc đăng tải, anh cáo buộc một nhóm đàn ông có vũ trang đã bắt cóc anh, đưa anh đến biên giới Miến Điện và giam giữ anh trong một tòa nhà cùng với nhiều nạn nhân khác mang quốc tịch khác nhau.Vụ việc của Vương Tinh Việt đã gây xôn xao công luận tại Trung Quốc, một lần nữa làm dấy lên mối lo ngại về tình trạng buôn người và cưỡng bức lao động tại các trung tâm lừa đảo trực tuyến ở khu vực Đông Nam Á. Đáp lại, chính phủ Trung Quốc đã tăng cường trấn áp các tổ chức lừa đảo xuyên biên giới.Ngày 16/01/2025, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã kêu gọi các quốc gia Đông Nam Á phối hợp mạnh tay để đối phó với tội phạm lừa đảo qua mạng. Trong một cuộc họp tại Côn Minh (Trung Quốc), quan chức từ các nước Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Cam Bốt, Thái Lan và Việt Nam đã nhất trí triệt phá các trung tâm lừa đảo trực tuyến, phối hợp bắt giữ các đối tượng cầm đầu, giải cứu và hồi hương các nạn nhân bị lừa sang nước ngoài.Đọc thêmThái Lan cắt điện nhiều khu vực tại Miến Điện để ngăn nạn lừa đảo qua mạngMột báo cáo của Liên Hiệp Quốc chỉ ra rằng hàng trăm nghìn người đã bị các băng nhóm tội phạm dụ dỗ và buộc phải làm việc tại các trung tâm lừa đảo và hoạt động trực tuyến bất hợp pháp trên khắp Đông Nam Á. Một báo cáo năm 2023 của Liên Hiệp Quốc ước tính các hoạt động phát triển nhanh chóng này tạo ra hàng tỷ đô la mỗi năm.Tại Việt Nam, nhiều vụ lừa đảo dụ dỗ người lao động ra nước ngoài đã được truyền thông trong nước phản ánh. Đặc biệt, các nhóm tội phạm thường lợi dụng tâm lý muốn tìm « việc nhẹ lương cao » để đưa người sang Cam Bốt, Philippines, Thái Lan, nơi họ bị ép buộc làm việc trong các đường dây lừa đảo trực tuyến được cho là do tội phạm Trung Quốc điều hành.Nhiều nạn nhân cho biết họ bị giam giữ, phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt và nếu không tuân theo, họ có thể bị hành hạ, tra tấn tàn bạo.Năm 2022, công luận rất chú ý tới vụ 40 người Việt tháo chạy khỏi sòng bạc (casino) ở Cam Bốt, bơi qua sông Bình Di để về Việt Nam. Vụ việc phơi bày thực trạng buôn người và cưỡng bức lao động trong các tổ chức tội phạm xuyên biên giới. Theo báo chí trong nước, hồi tháng Một vừa qua, cảnh sát Việt Nam cũng đã bắt giữ hai phụ nữ Việt, chuyên dụ dỗ lừ các nạn nhân sang Cam Bốt làm việc tại các công ty trái phép.RFI Tiếng Việt đã phỏng vấn bà Sharlene Chen, giám đốc nghiên cứu tại tổ chức Humanity Research Consultancy (HRC), một công ty tư vấn có trụ sở tại Anh Quốc, chuyên về đào tạo, nghiên cứu và vận động chính sách chống chế độ nô lệ hiện đại và nạn buôn người. HRC hợp tác với các chính phủ, đại sứ quán, các tổ chức tư nhân và các tổ chức phi chính phủ để giải quyết các vấn đề như lao động cưỡng bức, vi phạm quyền lao động và lừa đảo trực tuyến.Xin cảm ơn bà Sharlène Chen đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của RFI Tiếng Việt. Trước tiên bà có thể cho biết tại sao khu vực Đông Nam Á, gần đây lại được coi là điểm nóng, trung tâm của ...
    Voir plus Voir moins
    10 min
  • Donald Trump trở lại Nhà Trắng khơi dậy lo ngại làn sóng kỳ thị người Mỹ gốc Á tại Mỹ
    Jan 22 2025
    Trong nhiệm kỳ đầu tiên (2017-2021), lập trường cũng như những chính sách chống Trung Quốc của tổng thống Mỹ Donald Trump, đã làm dấy lên làn sóng kỳ thị người Trung Quốc và người châu Á nói chung. Trong nhiệm kỳ thứ hai, bắt đầu ngày 20/01/2025, Donald Trump vẫn tiếp tục chỉ trích gay gắt Trung Quốc, khiến cộng đồng gốc Á ở Hoa Kỳ lo ngại trước nguy cơ một lần nữa phải đối mặt với nạn kỳ thị chủng tộc. Làn sóng kỳ thị người châu Á một phần được khơi mào bởi Donald Trump từ đại dịch Covid-19, khi tỷ phú Hoa Kỳ sử dụng từ « Kung flu », đánh đồng người Trung Quốc với dịch bệch như một câu bông đùa, giễu cợt, đổ lỗi cho Trung Quốc.Nhiều báo cáo chỉ ra rằng tại Mỹ, người gốc Á bị tấn công vô cớ, bị quấy rối, thậm chí là bị hành hung chỉ vì ngoại hình của họ. Theo số liệu từ Cục Điều Tra Liên Hoa Kỳ FBI, các hành vi phạm pháp, thù hận, có thành kiến, chống lại người châu Á vào năm 2018 là khoảng 148 vụ. Con số này tăng lên 746 vào năm 2021. Báo cáo của Ủy ban vì Quyền Công dân Hoa Kỳ cũng chỉ ra rằng nhiều vụ không được báo cáo.Trong chiến dịch tranh cử vào năm ngoái, Donald Trump đã nhiều lần chỉ trích gay gắt Trung Quốc. Bên cạnh những đe dọa về việc tăng thuế quan và những hạn chế thương mại với Trung Quốc, trong các phát biểu của mình, Donald Trump tiếp tục sử dụng những từ ngữ mang tính khiêu khích, như « Virus Trung Quốc », nhắc lại những hậu quả tiêu cực của đại dịch Covid-19. Cách dùng từ này trước đó đã bị chỉ trích vì thúc đẩy tâm lý bài ngoại, và kích động thù hận với người Trung Quốc và gốc Á.Donald Trump cũng đe dọa trục xuất hàng loạt dân nhập cư bất hợp pháp.Theo Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, có hơn 24 triệu người Mỹ gốc Á, trong đó 4, 7 triệu là người Mỹ gốc hoa. Nhóm người châu Á không giấy tờ cũng tăng mạnh trong những năm gần đây, do số vượt biên kỷ lục. Tờ Washington Post cho biết vào năm 2024, hơn 55 000 người Trung Quốc đã vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ qua ngả Mêhicô.Ngoài ra, cũng phải kể đến một chính sách được duy trì từ nhiệm kỳ đầu của Donald Trump là « Sáng kiến Trung Quốc » - một chương trình của bộ Tư Pháp nhằm ngăn ngừa gián điệp và bảo vệ tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ. Theo giới chuyên gia, một tác động phụ của « sáng kiến » này là tình trạng phân biệt chủng tộc đối với người Mỹ gốc Hoa, hay những người gốc Á.Hơn nữa, Hoa Kỳ đã ban hành 16 luật ngăn cấm công dân Trung Quốc mua hoặc sở hữu bất động sản, đất đai ở một số bang như Ohio, Nebraska. Một số thủ tục tố tụng hình sự đã được thực hiện tại Florida, ví dụ, án 5 năm tù đối người Trung Quốc muốn mua nhà và 5 năm tù với người bán.***RFI Tiếng Việt đã phỏng vấn giáo sư Russell Jeung, chuyên gia nghiên cứu về châu Á tại đại học San Francisco, Hoa Kỳ.Ông đánh giá như thế nào về nạn kỳ thị, phân biệt chủng tộc người Mỹ gốc Á ?Mọi người có thể thấy rằng những phát ngôn của Donald Trump kích động bạo lực và phân biệt chủng tộc. Ông ấy sử dụng giọng điệu bỡn cợt, với lập trường chống nhập cư và nhất là thái độ chống Trung Quốc, biến Trung Quốc thành kẻ thù số 1 của Hoa Kỳ. Donald Trump đánh đồng chính phủ Trung Quốc với người Trung Quốc ở Hoa Kỳ. Điều này khiến cho mọi người cũng bị ảnh hưởng bởi lối suy nghĩ này. Hơn nữa, nhiều người không thể phân biệt người Trung Quốc với những người châu Á khác. Khi Trump đưa ra khái niệm rằng Trung Quốc là kẻ thù số 1 của Hoa Kỳ, là một mối đe doạ, thì cũng khiến nhiều người coi cư dân gốc Á ở Hoa Kỳ là một de dọa… Khi Trump có thể công khai đưa ra những phát ngôn kỳ thị như vậy, thì khiến mọi người nghĩ rằng kỳ thị người gốc Á là một điều bình thường.Do vậy, tôi rất lo ngại rằng nhiệm kỳ thứ hai của chính quyền Trump sẽ khơi dậy lại làn sóng kỳ thị, căm ghét người châu Á. Một trong dữ liệu đáng lo ngại nhất là vào năm 2020, khoảng một phần tư người dân Hoa Kỳ muốn giảm nhập cư, nhưng con số này ...
    Voir plus Voir moins
    9 min

Ce que les auditeurs disent de Tạp chí xã hội

Moyenne des évaluations de clients

Évaluations – Cliquez sur les onglets pour changer la source des évaluations.