Épisodes

  • TGV - tàu cao tốc Pháp : Hơn 40 năm giữ kỷ lục thế giới
    Feb 7 2025
    Pháp sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong xây dựng đường sắt cao tốc. Đây là lĩnh vực mà Pháp có thế mạnh và Việt Nam có kế hoạch thực hiện trong khuôn khổ dự án lên đến 67 tỷ đô la với tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 1.541 km, tốc độ thiết kế 350 km/giờ. Hai nước đã ký Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực Giao thông-Vận tải nhân nhân chuyến công du Pháp của tổng bí thư-chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 03-07/10/2024. Hệ thống đường sắt hiện nay ở Việt Nam được xây từ thời Pháp thuộc. Tuyến xe lửa đầu tiên “Sài Gòn-Mỹ Tho được khởi công tháng 11/1881 và đưa vào sử dụng từ ngày 20/07/1885” (*). 130 năm sau, Việt Nam vẫn sử dụng đường sắt khổ 1.000 mm có từ thời đó. Tuy nhiên, kế hoạch xây dựng đường sắt cao tốc, sử dụng khổ 1.435 mm sẽ làm thay đổi hoàn toàn phương tiện giao thông trọng điểm này và góp phần chống biến đổi khí hậu, mà Việt Nam là một trong những quốc gia không phải là đảo bị tác động nghiêm trọng.TGV Pháp giữ kỷ lục tốc độ hơn 40 nămCũng trong suốt gần 1,5 thế kỷ này, ngành đường sắt Pháp phát triển không ngừng và vẫn giữ kỷ lục về tốc độ tàu cao tốc TGV (train à grande vitesse). Thực ra, Nhật Bản là nước tiên phong về tàu cao tốc khi vận hành tàu Shinkansen đầu tiên ngày 01/10/1964 nối Osaka và Tokyo có tốc độ 210 km/giờ. Tại châu Âu, Đức và Ý cũng lao vào cuộc đua tốc độ. Các kĩ sư Pháp thì như ngồi trên lửa.Năm 1970, kĩ sư Jean Bertin có tầm nhìn xa đã thử nghiệm thành công phát minh Aérotrain - tàu hàng không - được khởi động đầu thập niên 1960 và được coi là “anh cả” của tàu TGV hiện nay. Tàu chạy dọc theo đường ray riêng (monorail, hình chữ “T” ngược). Nhờ được trang bị động cơ máy bay, Aérotrain như lướt trên đường và lập tốc độ kỷ lục thế giới 430 km/giờ khi chạy thử ở phía bắc Orléans, tỉnh Loiret.Kĩ sư Jean Bertin giải thích : “Toa tàu được các đệm khí hỗ trợ và dẫn đường. Những đệm khí này được tạo ra bởi những chiếc quạt chạy bằng động cơ có công suất rất lớn. Và một khi có được lực nâng này, đoàn tàu có thể di chuyển với tốc độ xấp xỉ tốc độ mà chúng tôi mong muốn”.Năm 1974, công ty của Jean Bertin ký hợp đồng đầu tiên với chính phủ Pháp nối hai thành phố Cergy và La Défense, ở ngoại ô Paris. Nhưng chỉ một tháng sau, tổng thống mới Valéry Giscard d’Estaing hủy hợp đồng được ký dưới thời người tiền nhiệm Georges Pompidou vì chi phí quá cao. Trong chương trình “Những câu chuyện thế kỷ của bản tin thời sự 19/20 giờ” ngày 28/12/1999, đài truyền hình France 3 Orléans giải thích về “thất bại bị lãng quên” của Aérotrain :“Giấc mơ Aérotrain sớm vấp phải thực tế : chi phí quá cao, các vấn đề về cơ sở hạ tầng nhưng trên hết là sự cạnh tranh trực tiếp từ tàu cao tốc TGV. Chính phủ đã chọn đầu tư vào TGV, được coi là thực tế hơn và ít rủi ro hơn. Năm 1977, sau nhiều năm thử nghiệm và hy vọng không trọn vẹn, cuộc phiêu lưu của Aérotrain chấm dứt”. Kĩ sư Jean Bertin qua đời một năm sau đó vì ung thư.Để tiếp tục cuộc đua với Nhật Bản, công ty đường sắt quốc gia Pháp SNCF đặt cược vào Turbotrain, một công nghệ cũng được nhiều nước sử dụng. Mỗi động cơ được trang bị hai tua bin chạy bằng khí đốt. Thế nhưng người anh thứ hai của TGV hiện nay cũng bị cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 quật ngã. Tuy nhiên, thành công của Turbotrain đã mở đường cho những nghiên cứu về tàu chạy bằng điện, hiện đại hơn, sang trọng hơn để có thể cạnh tranh với những phương tiện mới, như máy bay, ô tô... nhanh hơn, tiện lợi hơn, không ngừng bùng nổ sau Thế Chiến II. Các kĩ sư của SNCF muốn biến TGV như “sấm trời” (tonnerre de Dieu), theo giải thích của nhà sử học Clive Lamming, chuyên về lịch sử đường sắt, với trang Le Monde ngày 20/04/2018 :“Một số kỹ sư đam mê tốc độ ở SNCF đã thực hiện một thử nghiệm vào năm 1955 với tốc độ 331 km/giờ ở Landes. Thử nghiệm thành công và chứng minh rằng tàu có thể chạy nhanh và cũng sẽ cứu được ngành đường sắt ở ...
    Voir plus Voir moins
    10 min
  • Đông Nam Á – “thiên đường” của các đường dây lừa đảo xuyên biên giới
    Feb 5 2025
    Trong những năm gần đây, Đông Nam Á đã trở thành một điểm nóng của các hoạt động tội phạm có tổ chức, đặc biệt là đường dây lừa đảo trực tuyến, chủ yếu do các băng nhóm có tổ chức Trung Quốc cầm đầu. Nhiều người bị dụ dỗ, cưỡng bức đến làm việc tại các trung tâm lừa đảo ở Miến Điện, Cam Bốt, để đi lừa đảo những người cả tin khác, bằng những thủ đoạn công nghệ tinh vi. Hồi đầu tháng 1/2025, một vụ việc gây chấn động dư luận Trung Quốc và khu vực liên quan đến nam diễn viên Trung Quốc Vương Tinh Việt (Wang Xing). Theo truyền thông Trung Quốc, Vương Tinh Việt rời khỏi Trung Quốc đến Thái Lan theo một lời mời tham gia quay phim. Tuy nhiên, sau đó anh mất tích tại Mae Sot, một thị trấn biên giới giữa Thái Lan và Miến Điện.Sau khi điều tra, cảnh sát Thái Lan xác nhận rằng nam diễn viên Trung Quốc này là nạn nhân của một đường dây buôn người. Trong một video do truyền thông Trung Quốc đăng tải, anh cáo buộc một nhóm đàn ông có vũ trang đã bắt cóc anh, đưa anh đến biên giới Miến Điện và giam giữ anh trong một tòa nhà cùng với nhiều nạn nhân khác mang quốc tịch khác nhau.Vụ việc của Vương Tinh Việt đã gây xôn xao công luận tại Trung Quốc, một lần nữa làm dấy lên mối lo ngại về tình trạng buôn người và cưỡng bức lao động tại các trung tâm lừa đảo trực tuyến ở khu vực Đông Nam Á. Đáp lại, chính phủ Trung Quốc đã tăng cường trấn áp các tổ chức lừa đảo xuyên biên giới.Ngày 16/01/2025, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã kêu gọi các quốc gia Đông Nam Á phối hợp mạnh tay để đối phó với tội phạm lừa đảo qua mạng. Trong một cuộc họp tại Côn Minh (Trung Quốc), quan chức từ các nước Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Cam Bốt, Thái Lan và Việt Nam đã nhất trí triệt phá các trung tâm lừa đảo trực tuyến, phối hợp bắt giữ các đối tượng cầm đầu, giải cứu và hồi hương các nạn nhân bị lừa sang nước ngoài.Đọc thêmThái Lan cắt điện nhiều khu vực tại Miến Điện để ngăn nạn lừa đảo qua mạngMột báo cáo của Liên Hiệp Quốc chỉ ra rằng hàng trăm nghìn người đã bị các băng nhóm tội phạm dụ dỗ và buộc phải làm việc tại các trung tâm lừa đảo và hoạt động trực tuyến bất hợp pháp trên khắp Đông Nam Á. Một báo cáo năm 2023 của Liên Hiệp Quốc ước tính các hoạt động phát triển nhanh chóng này tạo ra hàng tỷ đô la mỗi năm.Tại Việt Nam, nhiều vụ lừa đảo dụ dỗ người lao động ra nước ngoài đã được truyền thông trong nước phản ánh. Đặc biệt, các nhóm tội phạm thường lợi dụng tâm lý muốn tìm « việc nhẹ lương cao » để đưa người sang Cam Bốt, Philippines, Thái Lan, nơi họ bị ép buộc làm việc trong các đường dây lừa đảo trực tuyến được cho là do tội phạm Trung Quốc điều hành.Nhiều nạn nhân cho biết họ bị giam giữ, phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt và nếu không tuân theo, họ có thể bị hành hạ, tra tấn tàn bạo.Năm 2022, công luận rất chú ý tới vụ 40 người Việt tháo chạy khỏi sòng bạc (casino) ở Cam Bốt, bơi qua sông Bình Di để về Việt Nam. Vụ việc phơi bày thực trạng buôn người và cưỡng bức lao động trong các tổ chức tội phạm xuyên biên giới. Theo báo chí trong nước, hồi tháng Một vừa qua, cảnh sát Việt Nam cũng đã bắt giữ hai phụ nữ Việt, chuyên dụ dỗ lừ các nạn nhân sang Cam Bốt làm việc tại các công ty trái phép.RFI Tiếng Việt đã phỏng vấn bà Sharlene Chen, giám đốc nghiên cứu tại tổ chức Humanity Research Consultancy (HRC), một công ty tư vấn có trụ sở tại Anh Quốc, chuyên về đào tạo, nghiên cứu và vận động chính sách chống chế độ nô lệ hiện đại và nạn buôn người. HRC hợp tác với các chính phủ, đại sứ quán, các tổ chức tư nhân và các tổ chức phi chính phủ để giải quyết các vấn đề như lao động cưỡng bức, vi phạm quyền lao động và lừa đảo trực tuyến.Xin cảm ơn bà Sharlène Chen đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của RFI Tiếng Việt. Trước tiên bà có thể cho biết tại sao khu vực Đông Nam Á, gần đây lại được coi là điểm nóng, trung tâm của ...
    Voir plus Voir moins
    10 min
  • Donald Trump trở lại Nhà Trắng khơi dậy lo ngại làn sóng kỳ thị người Mỹ gốc Á tại Mỹ
    Jan 22 2025
    Trong nhiệm kỳ đầu tiên (2017-2021), lập trường cũng như những chính sách chống Trung Quốc của tổng thống Mỹ Donald Trump, đã làm dấy lên làn sóng kỳ thị người Trung Quốc và người châu Á nói chung. Trong nhiệm kỳ thứ hai, bắt đầu ngày 20/01/2025, Donald Trump vẫn tiếp tục chỉ trích gay gắt Trung Quốc, khiến cộng đồng gốc Á ở Hoa Kỳ lo ngại trước nguy cơ một lần nữa phải đối mặt với nạn kỳ thị chủng tộc. Làn sóng kỳ thị người châu Á một phần được khơi mào bởi Donald Trump từ đại dịch Covid-19, khi tỷ phú Hoa Kỳ sử dụng từ « Kung flu », đánh đồng người Trung Quốc với dịch bệch như một câu bông đùa, giễu cợt, đổ lỗi cho Trung Quốc.Nhiều báo cáo chỉ ra rằng tại Mỹ, người gốc Á bị tấn công vô cớ, bị quấy rối, thậm chí là bị hành hung chỉ vì ngoại hình của họ. Theo số liệu từ Cục Điều Tra Liên Hoa Kỳ FBI, các hành vi phạm pháp, thù hận, có thành kiến, chống lại người châu Á vào năm 2018 là khoảng 148 vụ. Con số này tăng lên 746 vào năm 2021. Báo cáo của Ủy ban vì Quyền Công dân Hoa Kỳ cũng chỉ ra rằng nhiều vụ không được báo cáo.Trong chiến dịch tranh cử vào năm ngoái, Donald Trump đã nhiều lần chỉ trích gay gắt Trung Quốc. Bên cạnh những đe dọa về việc tăng thuế quan và những hạn chế thương mại với Trung Quốc, trong các phát biểu của mình, Donald Trump tiếp tục sử dụng những từ ngữ mang tính khiêu khích, như « Virus Trung Quốc », nhắc lại những hậu quả tiêu cực của đại dịch Covid-19. Cách dùng từ này trước đó đã bị chỉ trích vì thúc đẩy tâm lý bài ngoại, và kích động thù hận với người Trung Quốc và gốc Á.Donald Trump cũng đe dọa trục xuất hàng loạt dân nhập cư bất hợp pháp.Theo Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, có hơn 24 triệu người Mỹ gốc Á, trong đó 4, 7 triệu là người Mỹ gốc hoa. Nhóm người châu Á không giấy tờ cũng tăng mạnh trong những năm gần đây, do số vượt biên kỷ lục. Tờ Washington Post cho biết vào năm 2024, hơn 55 000 người Trung Quốc đã vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ qua ngả Mêhicô.Ngoài ra, cũng phải kể đến một chính sách được duy trì từ nhiệm kỳ đầu của Donald Trump là « Sáng kiến Trung Quốc » - một chương trình của bộ Tư Pháp nhằm ngăn ngừa gián điệp và bảo vệ tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ. Theo giới chuyên gia, một tác động phụ của « sáng kiến » này là tình trạng phân biệt chủng tộc đối với người Mỹ gốc Hoa, hay những người gốc Á.Hơn nữa, Hoa Kỳ đã ban hành 16 luật ngăn cấm công dân Trung Quốc mua hoặc sở hữu bất động sản, đất đai ở một số bang như Ohio, Nebraska. Một số thủ tục tố tụng hình sự đã được thực hiện tại Florida, ví dụ, án 5 năm tù đối người Trung Quốc muốn mua nhà và 5 năm tù với người bán.***RFI Tiếng Việt đã phỏng vấn giáo sư Russell Jeung, chuyên gia nghiên cứu về châu Á tại đại học San Francisco, Hoa Kỳ.Ông đánh giá như thế nào về nạn kỳ thị, phân biệt chủng tộc người Mỹ gốc Á ?Mọi người có thể thấy rằng những phát ngôn của Donald Trump kích động bạo lực và phân biệt chủng tộc. Ông ấy sử dụng giọng điệu bỡn cợt, với lập trường chống nhập cư và nhất là thái độ chống Trung Quốc, biến Trung Quốc thành kẻ thù số 1 của Hoa Kỳ. Donald Trump đánh đồng chính phủ Trung Quốc với người Trung Quốc ở Hoa Kỳ. Điều này khiến cho mọi người cũng bị ảnh hưởng bởi lối suy nghĩ này. Hơn nữa, nhiều người không thể phân biệt người Trung Quốc với những người châu Á khác. Khi Trump đưa ra khái niệm rằng Trung Quốc là kẻ thù số 1 của Hoa Kỳ, là một mối đe doạ, thì cũng khiến nhiều người coi cư dân gốc Á ở Hoa Kỳ là một de dọa… Khi Trump có thể công khai đưa ra những phát ngôn kỳ thị như vậy, thì khiến mọi người nghĩ rằng kỳ thị người gốc Á là một điều bình thường.Do vậy, tôi rất lo ngại rằng nhiệm kỳ thứ hai của chính quyền Trump sẽ khơi dậy lại làn sóng kỳ thị, căm ghét người châu Á. Một trong dữ liệu đáng lo ngại nhất là vào năm 2020, khoảng một phần tư người dân Hoa Kỳ muốn giảm nhập cư, nhưng con số này ...
    Voir plus Voir moins
    9 min
  • Cà phê Việt Nam trước những thách thức về biến đổi khí hậu
    Jan 15 2025
    Doanh thu xuất khẩu cà phê của Việt Nam lần đầu vượt ngưỡng 5 tỉ đô la : 5,43 tỉ đô la, mức cao kỷ lục. Báo Courrier du Vietnam ngày 22/10/2024 trích dẫn ông Nguyễn Nam Hải, chủ tịch Hiệp hội cà phê và cacao của Việt Nam (VICOFA), cho biết trong niên vụ cà phê 2023-2024 (từ 01/10/2023 đến 30/09/2024), giá trị xuất khẩu cà phê đã tăng đến 33,1%. Cà phê Việt Nam đang hưởng lợi do nhu cầu thế giới tăng, giá cà phê tăng ở mức cao kỷ lục, trong khi sản lượng cà phê của Brazil, nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới sụt giảm mạnh do hạn hán nặng trong bối cảnh biến đổi khí hậu nghiêm trọng.Hồi tháng 06/2024, nhiều báo nước ngoài nhìn nhận ngành trồng cà phê của Việt Nam, đứng thứ hai thế giới, đa phần là cà phê Robusta, đang đứng trước nhiều cơ hội cạnh tranh với cà phê Arabica, vốn chịu tác động mạnh mẽ hơn từ biến đổi khí hậu.Tuy nhiên, số liệu về xuất khẩu cà phê Việt nam nói trên không có nghĩa là ngành trồng cà phê Việt Nam không bị tác động bởi biến đổi khí hậu : lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu chỉ đạt khoảng 1,46 triệu tấn, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm trước đó.Để hiểu thêm về tình hình, RFI tiếng Việt hồi tháng 06/2024 đã có cuộc phỏng vấn tiến sĩ Clément Rigal, nhà nông học, chuyên gia về cây cà phê và nông lâm kết hợp của Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nghiên cứu Nông nghiệp Phục vụ Phát triển (Cirad - Pháp), chi nhánh tại Việt Nam.RFI Tiếng Việt : Thưa TS. Clément Rigal, ông là nhà nông học, chuyên gia về cây cà phê và nông lâm kết hợp, thuộc Trung tâm hợp tác quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp phục vụ phát triển (Cirad), chi nhánh tại Việt Nam. Theo ông, đâu là những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu đối với ngành trồng cây cà phê của Việt Nam ? TS. Clément Rigal : Các tác động chính của biến đổi khí hậu đối với ngành trồng cây cà phê ở Việt Nam là vào mùa khô, thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Đây là giai đoạn trời rất ít mưa. Mùa khô sẽ ngày càng dài hơn, thất thường hơn, có thể khắc nghiệt hơn và thật là đáng tiếc, mùa khô vừa qua là một ví dụ điển hình, đặc biệt khó vượt qua, phần lớn không có đủ nước để tưới cho cây cà phê. Như vậy là thiệt hại đối với các trang trại trồng cà phê là rất lớn. Trời rất nóng, rất khô và mùa khô năm nay đã kéo dài hơn bình thường khoảng một tháng và đã có những thiệt hại đáng kể. Những mùa khô tới đây có thể sẽ đến ngày càng thường xuyên hơn, đó là vấn đề chính, nguy cơ chính liên quan đến biến đổi khí hậu đối với ngành trồng cây cà phê.Năm ngoái thì bình thường. Không phải năm nào cũng bị khô hạn như vậy. Trái lại, năm nay tác động đối với vụ thu hoạch sẽ có thể trông thấy rõ. Thêm vào đó, cũng xin nhắc lại là khí hậu khô hanh càng khiến rệp sáp trên cây cà phê phát triển mạnh, khiến thiệt hại càng thêm nặng nề.RFI Tiếng Việt : Nhưng biến đổi khí hậu cũng có thể mang lại những cơ hội cho ngành trồng cà phê tại Việt Nam ? TS. Clément Rigal : Thực ra là không thể dễ dàng nói là biến đổi khí hậu mang lại cơ hội. Tuy nhiên, điều chúng tôi thấy hiện nay trong lĩnh vực canh tác cây cà phê ở Việt Nam là ngày càng có nhiều nông dân đa dạng hóa các loại cây trồng trên đất cà phê, trong khi trước đây họ chỉ độc canh cây cà phê. Và ngày càng nhiều người trồng thêm các cây khác, đặc biệt là cây ăn trái trên diện tích đất trồng cà phê. Họ đa dạng hóa các loại cây trồng và ngày càng canh tác theo hướng nông lâm kết hợp. Và điều này có tác động rất tích cực đến khả năng chống đỡ, phục hồi của cây cà phê. Những cây cà phê mọc dưới tán cây cần ít nước hơn, được hưởng lợi do vi khí hậu thuận lợi hơn và được hưởng lợi từ vùng đệm khí hậu có khả năng chống đỡ tốt hơn, được bảo vệ tốt hơn trước các tác động dữ dội của tình trạng biến đổi khí hậu. Như vậy là sự đa dạng hóa cây trồng trên diện tích đất trồng cà phê có thể giúp giảm bớt các tác động tiêu cực của biến đổi khí...
    Voir plus Voir moins
    13 min
  • Vụ Charlie Hebdo : Phải chăng kiểm duyệt và tự kiểm duyệt thể hiện “văn hóa tôn trọng lẫn nhau”
    Jan 8 2025
    Vụ tấn công khủng bố tại tòa soạn báo trào phúng Charlie Hebdo cách nay 10 năm đã khiến cả thế giới bàng hoàng, thúc đẩy các cuộc biểu tình lớn ủng hộ tự do ngôn luận trên toàn thế giới. Vụ tấn công cũng đặt ra câu hỏi về giới hạn của tự do ngôn luận, đặc biệt tại những nước mà kiểm duyệt báo chí là vấn đề thường nhật, như ở Việt Nam, Trung Quốc hay một số nước Đông Nam Á khác. Nhìn từ khu vực Đông Nam Á, IFEX (International Freedom of Expression Exchange - một mạng lưới toàn cầu gồm các tổ chức cam kết bảo vệ và thúc đẩy quyền tự do ngôn luận), trong một bài đăng, đưa ra bình luận về góc nhìn của vụ tấn công vào tạp chí Charlie Hebdo tại khu vực này. Bài đăng nhấn mạnh nơi đây “KHÔNG khoan dung” đối với các quan điểm khác biệt về chính trị, dù không bạo lực như vụ tấn công Charlie Hebdo, nhưng được hình sự hóa.Nhà nghiên cứu Prashanth Parameswaran, thuộc Chương trình châu Á tại Trung tâm Wilson, trong bài đăng trên The Diplomat, thì chỉ trích “tính giả tạo” của một số nước Đông Nam Á. Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã từng lên mạng Twitter (tên gọi cũ của X) tuyên bố đất nước đoàn kết với người dân Pháp, còn bộ Ngoại Giao Indonesia thì tuyên bố ủng hộ nỗ lực của Pháp nhằm “đưa những kẻ ác ra trước công lý”. Tại đất nước đa số Hồi giáo Indonesia, một người đàn ông đã bị bỏ tù vì tự tuyên bố là vô thần. Láng giềng Malaysia thì đã đưa ra luật chống kích động, để chống lại các chính trị gia đối lập các luật sư, nhà báo…. Hai nước này vẫn tiếp tục đàn áp các biên tập viên, họa sĩ biếm họa và những công dân khác trong nước vì thực hiện quyền tự do ngôn luận giống như Charlie Hebdo được hưởng. Ví dụ, biên tập viên của tờ The Jakarta Post, Meidyatama Suryodiningrat và họa sĩ truyện tranh gây tranh cãi người Malaysia Zunar - đều đang bị quản thúc tại gia vì những bức biếm họa bị coi là “xúc phạm đến sự nhạy cảm của công chúng”.Thái Lan cũng đã áp dụng lệnh cấm chỉ trích chính quyền quân sự và chế độ quân chủ trên các phương tiện truyền thông. Những nhà bất đồng chính kiến thường xuyên bị bỏ tù, buộc phải lưu vong, và thậm chí bị bịt miệng ngay cả sau khi họ đã rời khỏi nước.Tổ chức IFEX cho rằng, ở các quốc gia này, bao gồm cả Singapore, kiểm duyệt các phương tiện truyền thông và tự kiểm duyệt nhằm phục vụ cho lợi ích Nhà nước và quyền lực chính trị.Đọc thêmĐông Nam Á : Lên án vòng vo vụ tấn công báo Charlie HebdoRiêng về Việt Nam, chỉ trích Nhà nước là phạm tội hình sự và kiểm duyệt báo chí là vấn đề thường nhật. Hà Nội được biết đến với nhiều cuộc đàn áp những nhà bất đồng chính kiến và bỏ tù những blogger chỉ trích tham nhũng trong chế độ hiện hành.Liên quan đến vụ tấn công vào tòa soạn báo Charlie Hebdo cách nay 10 năm, ông X một cựu nhà báo, từng cộng tác cho Tuổi Trẻ Cười xin ẩn danh, đưa ra nhận định với RFI Tiếng Việt : “Từ đêm 11/1 tới lúc 1 giờ 5 phút ngày 12/1/2015, tôi theo dõi khá sát cuộc tuần hành lịch sử ở Pháp, với sự tham gia của gần một triệu rưỡi người tại Paris và nhiều tỉnh, thành phố khác (bày tỏ ủng hộ Charlie). Cùng lúc, điểm lại làng báo Việt Nam thì thấy chỉ có mỗi báo điện tử Pháp Luật TP.HCM Online tường thuật về cuộc tuần hành này, còn nhiều báo lớn, như Tuổi Trẻ Online, sau khi tường thuật về vụ bắt con tin ở Paris thì đêm đó không có một dòng nào về sự kiện lịch sử này. Trên vị trí vedette của các tờ báo điện tử khác, chỉ thấy giựt tin... thí sinh Tài năng Việt uống nhầm a-xít,…, hệt như mấy báo lá cải. Chi tiết này khiến tôi đặt ra vấn đề: Liệu có phải nhiều tờ báo điện từ, nội bộ nhiều báo đã “tự kiểm duyệt”, hoặc đã được nhắc nhở không nói nhiều thêm về vụ “ủng hộ Charlie Hedo” chăng ?Làng biếm họa Việt Nam, khoảng trên dưới chục người hành nghề chuyên nghiệp, cũng thường phải đối mặt với “tự kiểm duyệt” và “kiểm duyệt”. Theo ông X, nếu xét các tiêu chí một cách định ...
    Voir plus Voir moins
    9 min
  • 10 năm sau thảm kịch Charlie Hebdo, tự do ngôn luận vẫn là một dấu hỏi tại Pháp
    Jan 3 2025
    Cách nay 10 năm, ngày 07/01/2015, nước Pháp đã trải qua một cú sốc kinh hoàng trước vụ thảm sát tại tòa sạn báo châm biếm Charlie Hebdo do anh em nhà Kouachi thực hiện, khiến cả thế giới bàng hoàng. Liệu 10 năm sau, tờ báo biếm họa trào phúng trở thành tượng đài tự do ngôn luận ở Pháp, bị khủng bố tấn công, có còn tiếp tục tạo ra tiếng cười đối với mọi chủ đề mà không bị đe dọa ? Thảm kịch bắt đầu vào sáng ngày 07/01/2015, hai anh em Said Kouachi và Chérif Kouachi, được cho là có liên hệ với tổ chức khủng bố al-Qaeda, đã mang theo súng trường tấn công vào văn phòng tòa soạn của Charlie Hebdo trong giờ họp. Vụ tấn công diễn ra trong 10 phút, đã tước đi sinh mạng của 12 người, 8 trong số là các thành viên của toà soạn, các hoạ sĩ vẽ tranh biếm họa Cabu, Charb (tổng biên tập), Honoré, Tignous và Wolinski, cùng nhà tâm lý học Elsa Cayat và nhà kinh tế học Bernard Maris, người hiệu đính Mustapha Ourrad. 11 người khác bị thương, trong đó có 4 người bị thương nặng.Ngay trong tối cùng ngày, hàng nghìn người Pháp đã tập trung, đứng dưới khẩu hiệu “Je suis Charlie – Tôi là Charlie”, trở thành biểu tượng cho tự do ngôn luận và sự đoàn kết. Đến ngày 11/1, khoảng 4 triệu người đã xuống đường để tưởng nhớ tổng cộng 17 người bị sát hại vào các ngày 7, 8 và 9 tháng 1/2015, là các nhà báo, cảnh sát, những người Pháp theo đạo Do Thái, thiệt mạng, trong vụ tấn công vào một siêu thị ở Porte de Vincennes, gần ngoại ô Paris.Đọc thêmPhương Tây bảo vệ quyền châm biếm của Charlie Hebdo, các nước Hồi giáo ôn hòa Châu Á lo ngạiVụ tấn công đánh dấu khởi đầu của mỗi chuỗi các vụ khủng bố liên hoàn sau đó, vào ngày 13/11/2015 tại Paris, ngày 14/7 năm 2016 tại Nice… Vào năm 2020, khi Charlie Hedbo đăng lại những bức tranh biếm họa về Mohammed nhân các phiên tòa xét xử vụ tấn công, một bộ phận thế giới Hồi giáo một lần nữa lại phẫn nộ chống lại Pháp. Vào tháng 09/2020, một người Pakistan đã thực hiện một vụ tấn công trước văn phòng cũ của Charlie. Một tháng sau đó, một kẻ khủng bố gốc Chechenia đã ám sát Samuel Paty một cách tàn bạo, sau khi giáo viên lịch sử này cho xem những bức tranh biếm họa trong lớp. Theo tuần san Nouvel Obs, “bóng tối của ngày 07/01/2015 - những mối đe dọa tiềm ẩn trong các hành động khủng bố, cho đến nay vẫn còn đó ”. Tại Pháp, các hồ sơ điều tra về khủng bố thánh chiến chiếm 87% tại Văn phòng Công tố Chống Khủng bố Quốc gia.Nỗi sợ hãi vẫn còn đó10 năm sau thảm kịch, các nhà báo và hoạ sĩ tranh biếm họa của Charlie Hebdo vẫn tiếp tục phải sống chung với những đe dọa khi hành nghề, được cảnh sát túc trực bảo vệ, nhưng cuộc đấu tranh bằng cây cọ, ngòi bút vẫn tiếp tục. Kể từ sau vụ tấn công tháng 01/2015, địa chỉ mới của tòa soạn hoàn toàn được giữ kín, người ngoài khó có thể tiếp cận, ngay cả với những đồng nghiệp trong giới nhà báo. Bởi Charlie vẫn luôn bị đe dọa.Thế nhưng, điều này không ngăn cản tờ báo châm biếm tổ chức một cuộc thi vẽ tranh biếm họa về Thượng Đế, mời họa sĩ từ khắp nơi trên thế giới tham gia. Trả lời RFI Pháp ngữ, ông Gerard Biard, tổng biên tập của tờ báo, đã nhận được một số bức tranh dự thi, và cho biết : “ Những bức tranh biếm họa thú vị nhất là những tác phẩm không cần lời, bởi vì như vậy cả thế giới có thể hiểu được mà không cần phải dịch thuật. Đó là loại tranh rất khó vẽ, và khó thành công, nhưng một khi đã làm được thì không gì có thể so sánh được”.Cuộc thi này được xem như là một “thước đo nhiệt độ”, để “trấn an về tình trạng sức khỏe của bức tranh biếm họa,” mười năm sau cuộc tấn công. Tổng biên tập báo Charlie Hebdo cho biết rất mong đợi, xem là những bức tranh biếm họa độc đáo nhất đến từ quốc gia nào, nền văn hóa nào. Bởi dù có ở đâu trên quả địa cầu này, “ai cũng có thể cười về Thượng Đế, và không có ai, ngay cả những người có đức tin, là chưa từng báng bổ cả”. Những bức tranh biếm họa độc đáo nhất từ cuộc ...
    Voir plus Voir moins
    9 min
  • Ăn bánh mì döner kebab như thế nào mới thực sự đúng điệu ?
    Dec 18 2024
    Xuất phát từ Thổ Nhĩ Kỳ, món bánh mì kẹp thịt nướng, còn thường được gọi là döner kebab đã trở nên phổ biến trên toàn cầu nhờ hương vị thơm ngon của thịt nướng phủ đầy sốt mịn đặc trưng. Tuy nhiên, theo trang thông tin Euronews, gần đây đã có một cuộc tranh luận khá sôi nổi giữa Đức và Thổ Nhĩ Kỳ: Món kebab ăn sao cho đúng điệu ? Trước khi trả lời câu hỏi này, nên chăng tìm hiểu về loại bánh mì döner kebab, mà nguồn gốc đến từ Thổ Nhĩ Kỳ. Tại Pháp, một trong những quán kebab ngon nhất là nhà hàng Özlem, ở quận 10 Paris. Quán ăn gia đình này ra đời cách đây gần 4 thập niên chỉ mở cửa phục vụ vào bữa trưa. Theo RFI ban Pháp ngữ, chủ quán ăn hiện thời là anh Edip Bolatoglu, người Pháp gốc Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi tốt nghiệp trường dạy nấu ăn nổi tiếng Ferrandi, anh phát triển cơ sở kinh doanh và chủ trương bán món bánh mì döner kebab loại thủ công. Tại quán ăn Özlem, không hề có chuyện dùng nước sốt công nghiệp hay bánh mì pita vỏ cứng. Tất cả đều được chế biến tại chỗ, thịt nướng kebab chỉ được làm với thịt bê và ức gà tây, nhưng vẫn có giá phải chăng. Chủ quán ăn Özlem cho biết ý nghĩa của chữ döner kebab :Chữ kebab là tên gọi chung cho tất cả các món nướng trên than hồng hay bếp lửa. Món döner kebab mà nhiều người gọi nôm na là kebab bắt nguồn từ chữ dönerek chỉ có nghĩa đơn thuần là quay tròn, trong trường hợp này là món thịt nướng quay, và như vậy döner kebab tương đương với món thịt nướng shawarma, cũng có nghĩa là thịt quay trong tiếng Ả rập.Hầu hết các quán kebab tại Pháp, nhất là các quán chuyên bán thức ăn nhanh chủ yếu làm xiên thịt nướng với gà tây. Thế nhưng, theo anh Edip Bolatoglu, món döner kebab theo truyền thống Thổ Nhĩ Kỳ được làm với thịt cừu non, trên các thị trường châu Âu, thịt cừu non được thay thế bằng thịt bê, nổi tiếng là mềm và ngon hơn thịt gà tây. Nhưng quan trọng hơn nữa là cách dùng gia vị và thời gian ướp thịt, thịt càng ướp lâu, món döner kebab càng đậm đà hương vị :Món kebab nấu theo kiểu gia đình tôi chủ yếu bao gồm thịt bê, chúng tôi dùng thêm thịt gà tây để cho thịt nướng không có quá nhiều mỡ. Thịt được ướp với nhiều gia vị, cắt thành từng lát lớn nhưng mỏng khoảng 3mm, rồi xếp chồng tất cả lại với nhau thành một khối, đem cắm vào xiêng sắt, rồi nướng theo chiều dọc thẳng đứng. Cách nướng này giúp cho mỡ và nước thịt chảy xuống phía dưới, và khi cắt thịt chín, chiều thẳng dọc giúp cho ta cắt lớp ngoài vừa chín tới, thịt nướng vẫn thơm mềm và nóng hổi.Gia đình tôi đến từ làng Hatay, vùng Antiochia ở phía nam Thổ Nhĩ Kỳ. Người dân địa phương không ăn bánh mì, mà chủ yếu dùng một loại bánh dẹp bằng bột mì cán mỏng. Quán ăn gia đình tôi tiếp tục truyền thống này của các tỉnh miền nam Thổ Nhĩ Kỳ và chúng tôi tự làm lấy 100% loại bánh dẹp này, chứ không dùng các loại bánh pita tức là bánh mì tròn làm sẵn, sản xuất theo kiểu công nghiệp. Bột bánh chúng tôi tự nhồi lấy, còn thịt kebab thì chúng tôi phải ướp đúng theo công thức gia truyền, từ ít nhất 24 tiếng cho đến 48 tiếng. Quán ăn Özlem chẳng những không dùng bánh mì tròn pita mà còn không phục vụ món khoai tây chiên. Chủ yếu cũng vì việc ăn kebab kèm với khoai tây chiên là một sáng chế thêm sau này của cộng đồng người nhập cư ở Tây Âu, chứ ít có phổ biến ở Thổ Nhĩ Kỳ, Liban hay một số nước Ả Rập. Thay vào đó, chủ quán Özlem phục vụ cơm, bánh mì cán dẹp, xà lách trộn cà chua và rau tươi, một kiểu ăn gần giống hơn với văn hóa ẩm thực Thổ Nhĩ Kỳ.Dù ở đâu, quán kebab thường phải có máy quay đứng thẳng để nướng thịt gà xiên khối. Chừng nào có khách đặt mua, thì người bán hàng mới cắt thịt trên xiên thành nhiều lát mỏng, rồi đem thịt nhồi vào bánh, trộn thêm với một chút rau sà lách, hành tây, dưa leo, cà chua …. nhờ vậy ăn đỡ ngán. Nước sốt bỏ vào bánh mì cũng có nhiều loại, loại trắng có vị chua ngọt, loại màu đỏ có vị thơm của ớt tây (nếu đúng theo truyền thống biber ...
    Voir plus Voir moins
    9 min
  • Báo cáo của Tòa Thánh: Bảo vệ trẻ vị thành niên và những bất cập trong thực hiện
    Dec 11 2024
    Ngày 29/10/2024, Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên đã công bố báo cáo thường niên đầu tiên – Tutela Minorum – bằng tiếng Latinh, về việc các thành phần khác nhau của Giáo hội áp dụng các biện pháp chống bạo lực tình dục đối với trẻ vị thành niên và những người dễ bị tổn thương. Tài liệu cho thấy việc thực hiện không đồng đều giữa các quốc gia. Báo cáo này được thực hiện bằng việc phỏng vấn các giám mục về Roma viếng thăm ad limina theo định kỳ. Trong phần tạp chí hôm nay, linh mục Phạm Hoàng Dũng từ Liège, Bỉ, trình bày về vấn đề này:Báo cáo đã được chờ đợi hơn hai năm, khi Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên (PCPM) cung cấp một cái nhìn tổng quan toàn cầu về cuộc chiến chống lại bạo lực tình dục trong Giáo hội. Đức Hồng Y Seán Patrick O'Malley, chủ tịch ủy ban, trong buổi công bố báo cáo đã trực tiếp thừa nhận với các nạn nhân và « những người sống sót » là « đã có đủ những lời nói suông » và « chưa làm gì đầy đủ » đối với những vụ việc này.Sự thiếu minh bạchTrước tiên là đề nghị « thúc đẩy tốt hơn việc tiếp cận thông tin của nạn nhân/người sống sót – survivor », nhằm đảm bảo rằng nạn nhân bị lạm dụng có quyền xem thông tin mà các cơ quan của Giáo hội nắm giữ về họ, đồng thời tôn trọng luật bảo vệ dữ liệu. Bởi vì một trong những ưu tiên cao nhất mà các nạn nhân bị lạm dụng bày tỏ là quyền được « tiếp cận sự thật ». PCPM đang yêu cầu Giáo hội hỗ trợ, thay vì cản trở, các nạn nhân khi họ tìm kiếm sự thật thông qua một hệ thống thường khó điều khiển.Báo cáo nhấn mạnh đến « nhu cầu củng cố và làm rõ các thẩm quyền của các Bộ thuộc Giáo triều (Curie) Roma, nhằm đảm bảo quản lý hiệu quả, kịp thời và nghiêm ngặt các trường hợp lạm dụng được chuyển đến Tòa thánh ». Tính minh bạch trong các thủ tục và các tiến trình pháp lý của các vụ việc được chuyển đến các bộ xử lý để không làm mất lòng tin của cộng đoàn tín hữu.Báo cáo kêu gọi Giáo hội áp dụng “một định nghĩa thống nhất hơn” về “tính dễ bị tổn thương - vulnerabilité” - một khái niệm cơ bản trong việc bảo vệ công lý ở thế kỷ 21, đồng thời đề nghị « một quy trình hợp lý hóa để bãi nhiệm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và đơn giản cho việc từ chức hoặc cách chức một nhà lãnh đạo Giáo hội khi cần thiết »Các báo cáo viên đã chỉ ra rằng các chuẩn mực đang được áp dụng một cách không nhất quán và không minh bạch trên toàn thế giới, gây thiệt hại xung quanh việc cách chức giám mục.Chính sách bồi thường và cách biệt trong thực hiệnMột vấn đề khác cũng được báo cáo nhấn mạnh đến là việc xác định thiệt hại và chính sách bồi thường cho các nạn nhân, xem đây như là một phần trong cam kết của Giáo hội đối với hành trình chữa lành nạn nhân/người sống sót. Các tác giả báo cáo cho rằng « việc bồi thường không chỉ giới hạn ở khía cạnh tài chính, mà bao gồm nhiều hành động rộng hơn nhiều », kể cả xin lỗi công khai.Văn bản này cũng nêu bật hiện tượng quyền tiếp cận các quỹ bồi thường giữa các châu lục là không đồng đều. Báo cáo viết : « Trong khi một số khu vực của châu Mỹ, châu Âu và châu Đại Dương được hưởng lợi từ các nguồn lực đáng kể có sẵn để bảo vệ, thì phần một quan trọng của Trung – Nam Mỹ, châu Phi và châu Âu lại không có đủ nguồn lực chuyên dụng ».Thực lực kinh tế, tỷ lệ người Công giáo, nền tảng văn hóa tại một quốc gia hiển nhiên là những yếu tố chính dẫn đến hiện tượng cách biệt phân bổ nguồn lực, do vậy, báo cáo kêu gọi một sự chia sẻ nguồn lực tốt hơn, thông qua sáng kiến Memorare của PCPM, được Hội đồng Giám mục Ý hậu thuẫn.Cuối cùng, để cuộc chiến chống lạm dụng có hiệu quả, Giáo hội cần có « một tầm nhìn thống nhất về thần học – mục vụ ». Văn bản viết, xin trích : « Ủy ban tin rằng điểm kết thúc mong muốn có thể là một ...
    Voir plus Voir moins
    9 min